Trong những năm gần đây, khi bối cảnh kinh tế toàn cầu có sự thay đổi, ngày càng nhiều doanh nghiệp đang khám phá các chiến lược toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn. Đông Nam Á đã trở thành một thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất đang tìm cách mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài. Để nắm bắt xu hướng này, Cushman & Wakefield, tập đoàn tư vấn bất động sản hàng đầu thế giới, đã tổ chức diễn đàn Khai phá Đông Nam Á, Cơ hội mới cho Ngành Sản xuất và Hậu cần của Trung Quốc, diễn ra ở Thượng Hải và Thâm Quyến vào ngày 21 và 24, tháng 10 năm 2024.
Tại buổi diễn đàn này, đội ngũ chuyên gia Hậu cần và Công nghiệp của Cushman & Wakefield đến từ các thị trường trọng điểm Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã cùng các nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu, các chuyên gia từ công ty luật và doanh nghiệp Trung Quốc bàn luận về các vấn đề cốt lõi trong đầu tư công nghiệp và cơ hội phát triển tại thị trường Đông Nam Á.
Trang Bùi, Tổng Giám Đốc, Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết “Trong 30 năm qua, Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình là một trong những trung tâm sản xuất hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á. Khởi đầu chỉ với 335 héc-ta đất dùng cho các khu công nghiệp, Việt Nam đã đẩy mạnh lên gần 150,000 héc-ta trong năm 2024. Sự tăng trưởng ấn tượng này có thể được lý giải nhờ việc Việt Nam đã xây dựng nền kinh tế lấy xuất khẩu làm trọng tâm, tạo ra các Khu Công nghiệp và Kinh tế chuyên biệt, cùng với lực lượng lao động trẻ, tài năng với chi phí hợp lý. Với các yếu tố thu hút trên, Việt Nam có thể tự tin cạnh tranh với tư cách một trung tâm công nghiệp cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á.”
Điểm nổi bật của Thị trường Đông Nam Á
Đông Nam Á tiếp tục là điểm thu hút dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Năm ngoái, dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực đã đạt kỉ lục 229.8 tỷ đô la Mỹ, trong đó Trung Quốc đóng góp 17.3 tỷ đô la Mỹ, tăng gần 18.9 phần trăm so với năm 2022. Khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng từ 4,6% đến 4,8% mỗi năm trong giai đoạn 2024-2029. Lượng xuất khẩu từ khu vực được dự báo sẽ tăng mạnh gần 90% vào năm 2031 (so với mức tăng trưởng thương mại toàn cầu dưới 30%) khi mà các nhà sản xuất toàn cầu tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và khám phá các thị trường mới.
Dennis Yeo, Trưởng bộ phận dịch vụ Đầu Tư Và Hậu cần và Công nghiệp, Châu Á – Thái Bình Dương, Cushman & Wakefield nói rằng “COVID đã làm nổi bật tầm quan trọng của một chuỗi cung ứng đa dạng và linh hoạt. Khi mà các nhà sản xuất trên khắp thế giới phản ứng bằng cách mở rộng và đa dạng hóa mạng lưới sản xuất toàn cầu, các thị trường như Thái Lan, Việt Nam và Indonesia sẽ là những quốc gia hưởng lợi nhất. Dẫn đến sự tăng trưởng trong kinh tế và sự phát triển hạ tầng, từ đó củng cố sức mạnh chung cho toàn khu vực.”